Những thông số kỹ thuật thang máy gia đình cần biết khi lắp đặt

Nhu cầu lắp đặt thang máy gia đình trên thị trường hiện nay khá cao. Tuy nhiên, với những khách hàng mới lắp đặt thang máy, hiểu rõ các thông số kỹ thuật để lựa chọn kiểu thang máy phù hợp là điều không dễ.

Trong bài viết này, TPEC sẽ đưa ra những thông số kỹ thuật thang máy gia đình mà khách hàng cần biết, cũng như các lưu ý khác khi lắp đặt

Thông số kỹ thuật thang máy gia đình

- Tải trọng: Là số kg mà thang máy có thể chở được. Thông thường, tải trọng thang máy gia đình thường từ 350 – 630kg. Ngoài ra, khách hàng có thể yêu cầu lắp đặt thang máy với tải trọng đặc biệt như loại thang máy nhỏ nhất có tải trọng 200kg, hay loại lớn nhất tải trọng lên tới 1000kg.

- Các kích thước về hố thang:

  • Chiều sâu hố PIT: Là độ sâu được tính từ mặt sàn tầng dưới cùng đến mặt hoàn thiện của hố PIT thang máy.
  • Chiều cao OH: Là chiều cao tính từ mặt sàn tầng trên cùng đến sàn phòng máy.
  • Chiều cao phòng máy (đối với loại thang máy có phòng máy)

- Kích thước cabin

- Kích thước cửa cabin.

- Kích thước sàn thang

- Kích thước hoàn thiện: là phần bao quanh thang máy, bao gồm cả hố thang. Kích thước hoàng thiện sẽ lớn hơn kích thước sàn thang

Đây là những thông số kỹ thuật cần biết khi lắp đặt thang máy gia đình, để khách hàng có thể lựa chọn loại thang máy phù hợp với diện tích xây dựng và nhu cầu sử dụng

Các thông số khác cần lưu ý:

- Thiết bị: Khách hàng cần lưu ý một số thiết bị sau

  • Máy kéo: chọn loại máy kéo có hộp số hay không có hộp số (thường dùng cho thang không phòng máy)?
  • Điều khiển tín hiệu: Thang máy gia đình hiện nay thường dùng điều khiển tín hiệu PLC bởi ưu điểm dễ dùng, dễ cài đặt và sửa chữa. Ngoài ra có thể dùng vi xử lý
  • Điều khiển động lực hay còn gọi là biến tần (VVVF): VVVF sẽ điều khiển tốc độ chạy của thang, thang máy chạy có êm ái, lúc khởi động hay dừng có bị giật hay không phụ thuộc rất nhiều vào VVVF
  • Lựa chọn bộ truyền động cửa cabin và cửa tầng nhập khẩu hay liên doanh
  • Cảm biến an toàn cửa: Dạng thang hay dạng điểm
  • Thiết bị cứu hộ tự động.
  • Rail dẫn hướng, cáp tải.

- Thiết kế nội ngoại thất thang máy: Tùy thuộc vào thẩm mỹ của khách hàng, hay thiết kế của căn nhà để có thể lựa chọn

  • Vách cabin, vách cửa thang máy: chọn loại inox 1 ly hay 1.2ly. Inox sọc nhuyễn, inox gương hay inox hoa văn…
  • Bảng điều khiển: Có bảng điều khiển trong cabin và ngoài cửa tầng, có nhiều mẫu cho bạn chọn
  • Có thiết kế tay vịn hay không?
  • Mẫu sàn thang máy
  • Trần trang trí thang máy.

Những lưu ý trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được mẫu thang máy ưng ý nhất, với chi phí phù hợp nhất

Các tính năng an toàn:

Ngoài các vấn đề về kích thước, thẩm mỹ, thiết bị… các tính năng an toàn cũng là một trong những thông số mà khách hàng cần quan tâm

  • Thiết bị khống chế vượt tốc:
  • Hệ thống chống kẹt cửa thang
  • Hệ thống liên lạc nội bộ (intercom).
  • Hệ thống cứu hộ tự động
  • Bảo vệ khi mất pha, ngược pha, mất điện áp, ngắn mạch, quá dòng,…
  • Thiết bị khóa cửa tự động cửa cabin, cửa tầng.
  • Báo quá thời gian mở cửa, báo quá tải
  • Công tắc chống vượt hành trình
  • Tự động ngừng hoạt động khi cửa thang mở hoặc không đóng hoàn toàn.

Trên đây là những thông số kỹ thuật thang máy gia đình khách hàng cần lưu ý khi lắp đặt. Ngoài ra, quý khách có thể liên hệ tới đơn vị lắp đặt thang máy chuyên nghiệp TPEC Việt Nam theo số Hotline: 0862 164 168 để được tư vấn lựa chọn phù hợp và tối ưu nhất!

Ảnh của congvt.tp

Ông Vũ Thành Công kỹ sư cơ khí, thạc sĩ cơ điện tử Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông là nhà sáng lập và là giám đốc điều hành công ty TNHH TPEC Việt Nam. Ông hiểu rất sâu sắc về thang máy, Đồng thời là chuyên gia tư vấn cung cấp lắp đặt, vận hành các loại như: thang máy gia đình, thang máy kính, thang máy tải hàng, thang máy tải khách,thang máy bệnh viện... Ông luôn có khát vọng mang đến những giải pháp, những sản phẩm tốt nhất, những dịch vụ thang máy tốt nhất đến mọi khách hàng.