Cấu tạo thang máy gia đình gồm những bộ phận nào?

Với hệ thống thang máy cho gia đình hoặc những nơi công cộng, chúng ta thấy có rất nhiều thiết bị như tủ điều khiển, động cơ và nhiều thiết bị khác. Nhưng cơ bản một chiếc cầu thang máy gia đình hoàn chỉnh sẽ có 2 phần chính là phần hệ thống điện điều khiển và phần cơ khí. Mỗi phần sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau trong chu trình hoạt động. Chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và chức năng nhiệm vụ của các thiết bị thang máy đó là gì nhé.

Các bộ phận cấu tạo của thang máy gia đình

I. Hệ thống điện điều khiển thang máy

Tủ điều khiển thang máy ( Control Cabinet)

Hệ thống điều khiển bao gồm các thiết bị điện – điện tử được lập trình sẵn, đảm bảo thang máy hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu. Bộ phận chính phần điện là tủ điều khiển gồm có biến tần điều khiển bơm điện cho động cơ, các contactor (khởi động từ) thực hiện đóng ngắt thường xuyên các mạch động lực, các rơle chuyển mạch, bộ nguồn, điện trở xả. Ngoài ra tủ điều khiển còn có các thiết bị bảo vệ khác như chống mất pha hay đảo pha, bộ lọc chống nhiễu...

Hiện nay, có 2 hệ thống điều khiển chính, đó là sử dụng hệ điều khiển biến tần, và hệ điều khiển PLC

- Biến tần trong tủ điều khiển: là thiết bị có khả năng biến đổi tần số và điện áp, dùng để điều khiển tốc độ moment động cơ, dựa trên các tín hiệu xung điện từ bộ mã hóa encoder. Điều khiển bằng hệ thống biến tần được sử dụng khá phổ biến tại các gia đình do độ chính xác cao, êm ái, an toàn khi sử dụng

- Hệ điều khiển PLC: Được thiết kế dựa trên nền bộ vi xử lý lập trình logic, có khả năng thực hiện nhiều lệnh gọi phục vụ với nhiều chế độ thông minh. Hệ điều khiển PLC được sử dụng nhiều tại các chung cư, khu TTTM,…

Tủ điều khiển thang máy gia đình

Motor kéo (động cơ)

Motor kéo thường được lắp đặt ở trên nóc giếng thang. Một vài trường hợp ngoại lệ, motor kéo được lắp ở dưới hố pit thang máy. Đây là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định, làm kéo puli, giúp kéo cabin di chuyển lên xuống. Động cơ thang máy được chưa làm 2 dòng là động cơ có hộp số và động cơ không hộp số.

Động cơ thang máy sẽ được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi motor kéo hoạt động, puli sẽ quay và truyền chuyển động tới cáp nâng, làm cabin và đối trọng di chuyển lên hoặc xuống, dọc theo giếng thang. Vì vậy, motor là thành phần quan trọng để chiếc thang máy hoạt động, được gắn kết với một hệ thống điều khiển ở tử điều khiển. Ngoài ra, trên Motor kéo còn gắn một bộ Phanh: nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng.

Động cơ motor có hộp số dành cho thang có phòng máy

Các thiết bị điện khác

Ngoài động cơ và tủ điều khiển là bộ phận chính phần điện thang máy, chúng ta còn có thêm các thiết bị điện khác: Hệ thống dây thông tin truyền tín hiệu (dây dọc hố, dây cabin), tủ chạy tay đầu cabin, các swith giới hạn an toàn và bằng tầng, mặt điều khiển gọi tâng trong cabin hoặc cửa tầng...

II. Phần cơ khí thang máy

Rail dẫn hướng

Rail được lắp đặt cọ theo giếng thang, để dẫn đường cho cabin và các đối trọng chuyển động dọc theo giếng thang. Rail dẫn hướng đảm bao cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí yêu cầu, không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động.

Ngoài ra rail dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).

Hệ thống rail cho cabin và đối trọng

Bộ hạn chế tốc độ thang máy

Hay còn gọi là thắng cơ, có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào rail dẫn hướng khi cabin dic huyển quá tốc độ cho phép. Bộ hạn chế tốc đọ còn được liến kết với hệ thống tay đòn của bộ hãm bảo hiểm và bộ căng cáp hạn chế tốc độ, giúp dừng cabin trong trường hợp quá tốc độ hay xảy ra đứt cáp

Thiết bị govenor chống vượt tốc cho thang máy

Cáp tải thang máy

Cáp tải ảnh hưởng tới quá trình di chuyển và độ an toàn của thang máy. Loại cáp chuyên dụng thường sử dụng cho thang máy từ Ø6,5 --> Ø18, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn TCVN 6395:2008. Số sợi cáp cho thang máy gia đình thường từ ba sợi cáp trở lên, đường kính lớn hơn Ø8, hệ số an toàn lớn hơn 12 lần so với tải trọng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng

Phanh thang máy

Vị trí: Được đặt ở trên mortor kéo

Chức năng: Giúp cabin đứng yên khi dừng tầng

Giảm chấn

Giảm chấn được thiết kế ở đáy hố thang, có tác dụng làm giá đỡ cho cabin và đối trọng khi dừng hoặc chuyển động xuống dưới. Giảm chấn phải đảm bảo độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tỳ lên nó phải có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép, đồng thời, đảm bảo cho việc bảo hành và sửa chữa

Giảm chấn thang máy

Cabin và cửa tầng

Cửa cabin và cửa tầng tầng được thiết kế mở ra đóng vào, vận hành một cách trơn tru nhất. Ngoài ra còn tích hợp hệ thống chống lẹt Photocell, đảm bảo an toàn khi có vật kẹt cửa, hoặc người chưa vào kịpCửa Cabin và Cửa tầng được trang bị khoá liên động và các tiếp điểm điện để đảm bảo an toàn cho thang máy hoạt động.

Cabin chính là thiết bị chủ yếu giao tiếp với người dùng trong quá trình di chuyển. Người dùng sử dụng cabin để di chuyển giữa các tầng thông qua bảng điều khiển ở cửa mỗi tầng và bảng điều khiển trong cabin. Một vài yêu cầu khi lắp đặt cabin như: đảm bảo kích thước phù hợp, tính thẩm mỹ cao, trang bị các vật dụng chi tiết thiết yếu (thông hơi, quạt gió, đèn…)

Cửa tầng thang máy

Hay còn gọi là buồng thang, bao gồm: vách, sàn, trần, tay vịn, hộp gọi, cửa

- Vách: vật liệu sử dụng chính là inox, có độ dày 1 – 2 ly, tùy theo từng bên lắp đặt. Vách buồng thang có thể sử dụng inox loại sọc nhuyễn, gương, hoa văn, hay kết hợp gương và hoa văn… Ngoài ra, vách buồng thang còn có thể sử dụng một số vật liệu đặc thù khác như gạch, đá, gỗ…

- Trần: Trần cabin thang máy được thiết kế khá đa dạng, với chất liệu chính là inox và thép sơn tĩnh điện. Ngoài ra, trần cabin còn được lắp thêm hệ thống chiếu sáng. Có rất nhiều mẫu trần cabin. Bạn nên liên hệ bên lắp đặt để được tham khảo và lựa chọn mẫu trước khi lắp.

- Sàn: Hầu hết, sàn thang máy hiện nay đều sử dụng đá granit tự nhiên, bởi loại đá này có độ bền cao, đẹp. Một số gia đình có thể lắp đặt sàn thang máy bằng gỗ để tăng tính sang trọng, tuy nhiên, độ bền của gỗ không cao, dễ trầy xước

- Tay vịn: Tay vịn được lắp ở 1 trong 2 vách bên, vách trong cùng, hoặc có thể lắp 2 – 3 mặt vách, tùy thiết kế và nhu cầu lắp đặt của chủ nhà. Tay vịn có loại tròn hoặc vuông, chất liệu bằng inox

- Hộp gọi: Là bộ phận kết nối với lệnh điều khiển của người sử dụng, với hệ thống điều khiển của thang máy. Thông qua hộp gọi, người sử dụng có thể thực hiện các thao tác như: chọn tầng, đóng mở cửa, thông báo bên ngoài khi gặp sự cố…

- Cửa cabin: Cửa cabin được làm từ chất liệu inox là chủ yếu, một số gia đình có thể sử dụng gỗ. Cửa cabin gồm 2 loại chính là cửa mở trung tâm và cửa lùa. Ngoài ra, còn một số loại cửa khác, như cửa xếp, nhưng rất ít được sử dụng

Đối trọng thang máy

Đối trọng là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên hoặc đi xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng. Đối trọng được làm từ bê tông hoặc thép, các thiết kế đặc biệt như pit thấp và oh thang máy thấp đa phần đối trọng sử dụng thép để đảm bảo đủ khối lượng tải trọng thang.

Khung và bo đối trọng dành cho thang máy gia đình

 

HOTLINE BÁN HÀNG 24/7 ĐẠI LÝ - CỘNG TÁC VIÊN VPGD QUẢNG NINH TRỰC SỬA CHỮA - CỨU HỘ
Lắp đặt Cấu tạo thang máy gia đình gồm những bộ phận nào? toàn quốc

Sản phẩm chính hãng

Bảo hành chính hãng

Giá bán siêu cạnh tranh

Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín

Lắp đặt đẩm bảo đúng tiến độ

Hỗ trợ kỹ thuật 24/7